Mỹ vị Jrai
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Nhiều địa phương công bố thưởng tết, mức cao kỷ lục gần 5,7 tỉ đồng
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
Hết thời tóc vàng ngốc nghếch, dàn It Girl đua nhau đổi màu tóc vàng sang chảnh
Trong âm nhạc, Nguyễn Bá Hùng tự nhận mình "thực sự chỉ là một người kể chuyện bằng âm nhạc. Có nhiều nhạc sĩ rất giỏi, viết hay và cũng am hiểu về truyền thông, marketing để bài hát của họ lan tỏa rộng rãi. Tôi viết nhạc về những đề tài trên thì khó thành hit hay kiếm được tiền chục triệu hay trăm triệu như các nhạc sĩ viết các dòng nhạc khác, nhưng tôi thấy hạnh phúc - chỉ cần vậy là đủ rồi". Bởi, như anh chia sẻ, anh "không chỉ viết vì đam mê, mà còn viết vì sự trăn trở, vì trách nhiệm của một người làm nghệ thuật đối với những người có công với đất nước. Nếu ai cũng đi viết nhạc tình yêu, rồi mai sau ai sẽ ca ngợi người bác sĩ, người giáo viên, người chiến sĩ hay những người lao công quét đường, những người thầm lặng vì những bình yên của đất nước…".
Bác sĩ Lợi thông tin thêm nắng nóng kéo dài thường làm gia tăng tình trạng sốc nhiệt, say nắng, kiệt sức, mất nước, ngoài ra cũng có thể gây nên tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da.
Moonlight 1 - đặc quyền an cư giữa lòng trung tâm hành chính mới
Một năm 2024 nhiều sự kiện ngập tràn cảm xúc đã khép lại, những người hùng vô địch AFF Cup 2024 đang tranh thủ dành vài ngày nghỉ quý giá bên gia đình, người thân đón cái Tết Ất Tỵ. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh như mọi năm lại cùng bố mẹ từ Bình Dương trở về quê nhà Hải Dương đón mừng năm mới bên gia đình, họ hàng.Sau thời khắc giao thừa, chân sút ghi đến 23 bàn thắng cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam trong năm 2024 đã chia sẻ tấm ảnh anh đi dạo ở quảng trường gần nhà kèm lời chúc chân thành: "Kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng!".Trong khi đó, không có lời dẫn cụ thể nhưng tiền đạo trẻ Bùi Vĩ Hào nhận được nhiều lời tấm tắc khi khoe những tấm ảnh hạnh phúc bình lặng bên bà xã trẻ của mình, sau 1 năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên sân cỏ.Hiện Bùi Vĩ Hào đang là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2024, với 5 bàn thắng tại V-League 2023 - 2024, 1 bàn thắng ở Cúp quốc gia 2023-2024, cùng đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024.Ở cấp độ đội tuyển Việt Nam, chân sút trẻ sinh năm 2003 tham dự vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, đặc biệt có đóng góp khá hiệu quả trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 với nhiều trận được HLV Kim Sang-sik sắp đá chính.Trong khi đó, hậu vệ Vũ Văn Thanh nhận được nhiều trầm trồ khi khoe bộ ảnh đẹp lung linh, vừa thể hiện được khí chất mạnh mẽ lẫn sự tinh tế, quyến rũ của chàng "trai chưa vợ" trong bộ đồ truyền thống màu sáng khỏe mạnh."Chúc mừng năm mới 2025. Xin chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý, bình an và gặp thật nhiều may mắn", Văn Thanh chia sẻ trên trang cá nhân.Về phần mình, thủ thành Nguyễn Filip gây ấn tượng với tấm ảnh tập luyện đăng vào ngày 29 Tết Ất Tỵ, cho thấy anh đang rất quyết tâm rèn luyện, giúp giữ phong độ cao cho năm mới sẽ rất bận rộn trong màu áo CLB Công an Hà Nội và đội tuyển Việt Nam."Cầu thủ chuyên nghiệp không có 1 kỳ nghỉ đúng nghĩa. Dù là Tết hay Giáng sinh thì chúng tôi cũng thường không có quá nhiều điều kiện để làm những công việc khác. Rời ra chiếc găng tay và sân cỏ thì sẽ là quãng thời gian cho những buổi chạy bộ và tập gym thế này đây. Chúc mọi người chiều 29 Tết vui vẻ. Tối nay cùng quây quần xem Táo quân nhé!", thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ.Phát hiện của HLV Kim Sang-sik trong năm 2024, khi từ vị trí hậu vệ biên bó vào trong trở thành sự lựa chọn số 1 trong vai trò trung vệ lệch phải, Phạm Xuân Mạnh cũng có lời chúc giản dị mà ý nghĩa gửi đến mọi người sau thời khắc giao thừa."Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Chào xuân 2025. Chúc mừng năm mới", Phạm Xuân Mạnh chia sẻ trên trang cá nhân.Được biết, phần lớn những người hùng AFF Cup 2024 sẽ chỉ có vài ngày ngắn ngủi nghỉ ngơi bên gia đình, khi nhiều đội bóng V-League nhanh chóng tập luyện trở lại từ ngày 31.1 (nhằm mồng 3 Tết Ất Tỵ).